Đối với cửa hàng, doanh nghiệp sản xuất thương mại thì kho hàng là nơi vô cùng quan trọng. Để quản lý tốt kho hàng ngoài nhân lực thì cũng yêu cầu về khả năng quản lý. Đặc biệt là kho hàng logistics thì lại cần phải coi trọng hơn. Việc lưu trữ, nhập xuất hàng hóa có nhanh chóng hiệu quả hay không đều nhờ vào những chính sách quản lý. Dưới đây là gợi ý 4 giải pháp quản lý kho hàng logistics hiệu quả nhất mà Duy Khôi muốn gửi đến bạn.
Các loại kho bãi trong logistics
Những mục đích sử dụng kho bãi
Trên cơ bản có ba loại hình quản lý kho hàng phổ biến nhất trong logistics bao gồm:
- Quản lý kho linh kiện nguyên liệu bao gồm các nguyên vật liệu linh kiện đầu vào và bán thành phẩm của các công đoạn con để làm nguyên liệu cho những công đoạn sau đó. Loại kho hàng này khá phổ biến sử dụng chủ yếu tại các công ty sản xuất.
- Quản lý kho sản phẩm: Đây chính là nơi chứa đựng các thành phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất. Là nơi phục vụ cho công tác xuất hàng ra ngoài.
- Quản lý kho đóng gói: Đây là nơi để hoàn thành sản phẩm em bao gồm khâu đóng gói dây buộc ni lông.
Vai trò của kho hàng
Trong chuỗi cung ứng logistics kho hàng đóng vai trò khá quan trọng.
- Đầu tiên chúng chính là nơi chứa đựng nguyên liệu phụ tùng giúp cung ứng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.
- Là nơi phân phối hàng hóa ở đầu ra sau khi đã hoàn thành.
- Bảo quản các sản phẩm linh kiện nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
- Là nơi chứa các sản phẩm dự trữ để đáp ứng nguồn yêu cầu từ khách hàng.
- Ngoài ra còn giúp dễ dàng quản lý hàng hóa theo từng chủng loại.
Những giải pháp tối ưu giúp quản lý kho hàng logistics.
Phương pháp FIFO hoặc LIFO
FIFO, LIFO là hai thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực quản trị hàng hóa, kho bãi. Trong đó, FIFO (First in – First out) có nghĩa là những hàng hóa nhập vào trước sẽ ưu tiên xuất kho trước. Phương pháp này thường áp dụng đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn như thực phẩm, bánh kẹo, hàng tiêu dùng, đồ thời trang theo mốt, sản phẩm công nghệ, sản phẩm theo thời vụ,… Vì thế, cần bố trí hàng hóa trên những ô, kệ thông thoáng khoa học. Lối ra vào thuận tiện cho xe nâng để việc xuất nhập hàng diễn ra liên tục, hiệu quả.
Ngược lại, LIFO (Last in – First out) là phương pháp hàng hóa nhập vào sau sẽ xuất đi trước. LIFO thường áp dụng với những nguyên vật liệu có thể tồn kho lâu dài như vật liệu xây dựng. Để đảm bảo cập nhật thời giá cũng như cân đối chi phí sản xuất và bán hàng phù hợp.
Quy hoạch kho theo từng khu vực
Việc quy hoạch kho lưu trữ nên được triển khai ngày từ đầu để tránh mất thời gian soạn hàng và lãng phí không gian về sau này. Theo đó, hàng lưu kho cần được bố trí theo từng khu vực rõ ràng dựa theo tính chất hàng hóa và tần suất xuất nhập hàng. Ví dụ, những hàng hóa cố định nên được xếp ở phía trong hoặc tầng cao. Còn hàng xuất nhập thường xuyên nên đặt ở các tầng thấp, gần cửa ra vào. Các loại hàng hóa riêng biệt nên đặt ở từng khu riêng biệt, không lẫn lộn. Nhằm tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của các loại hàng hóa khác. Ngoài ra, tổ chức quản lý kho hàng logistics hiệu quả phải thiết kế bảng chỉ dẫn cụ thể, lối đi thuận tiện cho việc soạn hàng, nâng dỡ hàng hóa.
Sắp xếp theo mã hàng hóa
Mã hàng hóa được tạo ra bằng những ký tự, dựa vào những quy ước riêng mà người ta sẽ biết được ký tự này có ý nghĩa ra sao. Sắp xếp theo mã hàng hóa giúp dễ kiểm soát thông tin xuất nhập, hạn sử dụng, … hơn rất nhiều.
Quản lý hàng hóa qua thẻ kho / sổ kho
Nhãn kho là loại giấy rời dùng để theo dõi số lượng của từng loại hàng hóa. Nội dung của phiếu nhập kho bao gồm: thông tin sản phẩm, thời gian, số lượng từng lần nhập xuất, tồn kho. Có chữ ký của người phụ trách trực tiếp (giám đốc, kế toán, chủ cửa hàng, nhân viên giao nhận hàng hóa, v.v.).
Nếu tần suất xuất nhập hàng hóa nhiều thì thẻ kho tập hợp thành một tập gọi là phiếu nhập kho. Do sự biến động liên tục của hàng hóa nên thẻ kho cũng phải được cập nhật thường xuyên để duy trì tính nhất quán của dữ liệu. Thực hiện nghiêm túc quy trình sản xuất thẻ kho, quản lý và kiểm kê hàng tồn kho sẽ hiệu quả hơn. Nếu có thất thoát, sai lệch sẽ nhanh chóng được phát hiện và giải quyết.
Kiểm tra hàng tồn kho thường xuyên
Tần suất sàng lọc được khuyến nghị trung bình là 3 tháng một lần hoặc 6 tháng một lần. Kho càng lớn thì càng cần nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình kiểm tra. Khuyến nghị thực hiện kiểm tra theo khu vực theo từng nhóm hàng. Từ đó dễ dàng quản lý kho hàng logistics hơn.
Sử dụng các thiết bị vận chuyển an toàn
Vận chuyển hàng hóa trong kho logistics không đơn giản như kho bãi thông thường. Vì trên cơ bản các kho này có số lượng hàng cực nhiều. Được xếp chồng lên nhau hoặc xếp lên kệ. Để có thể lấy hàng hóa mình muốn cần có thiết bị hỗ trợ tối ưu đó chính là các xe nâng hạ, thiết bị nâng hạ. Ở kho bãi có thể dùng xe điện hoặc xe nâng tay tuy thuộc vào hàng hóa và kho bãi. Xe điện dùng cho hàng hóa nặng, cao và những khu vực rộng rãi. Ngược lại xe nâng tay sẽ phù hợp với không gian hẹp và hàng hóa kệ thấp hơn.
Khi chọn mua xe nâng nên ưu tiên các sản phẩm có thương hiệu, chất lượng tốt. Để hạn chế hư hỏng và các sự cố có thể xảy ra và đảm bảo quản lý kho hàng logistics được trôi chảy hơn.
Mua xe nâng tay ở đâu tại TPHCM?
Là nhà phân phối thiết bị nâng hạ Hàn Quốc Ssangyong, Duy Khôi luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa và giá thành tốt nhất trên thị trường. Trong quá trình bảo hành nếu xuất hiện các hư hỏng do lỗi sản xuất thì Duy Khôi sẽ thay thế phụ tùng chính hãng miễn phí nhanh chóng.
Link tham khảo:
Hoặc có thể liên hệ với Duy Khôi qua hotline: 0931 477 988 để nhận tư vấn sớm nhất.